Trong ngành may mặc trên thị trường nói chung, hiện có rất nhiều chất liệu vải khác nhau đã góp phần lớn tạo ra những bộ trang phục thời trang chất lượng nhất.
Đặc biệt, có một số chất liệu thường được dùng vào mùa thu – đông rất nhiều. Hôm nay, Công ty Balo HP sẽ giới thiệu đến bạn loại vải đó và giúp bạn đọc hiểu hơn về knitwear là gì.
Nội Dung
Knitwear là gì?
Knit là gì?
Chắc hẳn chúng ta đều quá không xa lạ với việc đan móc len, tương tự như vậy Knit trong tiếng Việt nghĩa là đan móc.
Người đan móc tiến hành công việc này bằng cách sử dụng hai cây kim loại với chiều dài vừa đủ dùng, sau đó nối len hoặc các sợi vải khác với nhau để tạo thành một sản phẩm thời trang đẹp nhất như áo, váy hay mũ,…

Vải Knit là gì?
Vải Knit hay Knitted fabric đều mang nghĩa là vải dệt kim. Đây là loại vải được dệt hoặc đan xen với nhiều bộ sợi với nhau, tạo nên một chất liệu vải tốt nhất.
Chính nhờ sự kết hợp hoàn hảo này mà mỗi sản phẩm ra đời từ vải Knit đều có độ đàn hồi tốt, đồng thời chúng cũng giữ nhiệt, cách nhiệt tốt hơn trong mùa thu – đông.

Trong lĩnh vực thời trang, Knitwear được hiểu đơn giản chúng là những sản phẩm quần áo được làm từ vải dệt kim. Chúng mang trong mình những chất riêng, cá tính riêng và khi phối đồ sẽ tạo ra một phong cách hoàn hảo nhất.
Đặc điểm của vải knit
- Bề mặt của vải knit thường có độ mềm mại mang đến sự thoải mái và dễ chịu cho người mặc. Đây là điểm cộng đầu tiên của vải knit mà ít kiểu vải khác có được.
- Nhờ vào cấu trúc đan sợi nên chất liệu vải luôn có độ thông thoáng cao, tính co giãn tốt.
- Vải knit có khả năng giữ nhiệt tốt. Tuy chúng có độ thông thoáng, thế nhưng việc giữ nhiệt lại được đề cao nên đây là loại vải được nhiều người lựa chọn vào mùa thu – đông.
- Chính bởi độ co giãn tốt, vải knit sẽ giúp bạn gấp hoặc để trong tủ quần áo mà không còn phải lo lắng về vấn đề nhắn nhúm.
- Vải knit là loại vải dễ giặt và bảo quản với cấu tạo dệt xếp lớp, các vòng có sự liên kết chặt chẽ. Vì vậy, bạn có thể giặt máy mà không hề ảnh hưởng đến chất lượng.

Ưu nhược điểm của vải knit
Một chất liệu vải khi được hình thành và phát triển trên thị trường đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Dưới đây chính là những điểm mạnh và hạn chế của loại vải này.
Ưu điểm của vải knit
- Vải knit sở hữu bề mặt mềm mại mang đến sự thoải mái, dễ chịu cho làn da của người mặc. So với một số chất liệu vải khác, vải dệt kim có sự vượt trội hơn hẳn về tính mềm mại.
- Nhờ vào sự thông thoáng của vải knit nên chúng luôn là sự lựa chọn hoàn hảo nhất để thiết kế và sản xuất ra những trang phục hè.
- Thông thường, sự thông thoáng sẽ tỉ lệ nghịch với tính đàn hồi của chất liệu vải. Tuy nhiên, vải knit đáp ứng song song 2 yếu tố trên nên chúng có khả năng co giãn cực kỳ tốt.
- Vải knit thường được ứng dụng trong quá trình sản xuất áo, váy len; khăn; mũ;… trong mùa đông bởi khả năng giữ nhiệt siêu tuyệt vời của chúng.
- Vải dệt kim luôn giữ được độ phẳng phiu nhất định khi người dùng gấp hoặc cất trong tủ. Vì lẽ đó nên chúng cũng đã tiết kiệm được thời gian là ủi sau mỗi lần giặt và trước khi mặc.
- Ưu điểm vải knit mà bạn không nên bỏ qua chắc chắn là độ mảnh sợi của vải. Đây là điểm mạnh giúp cho các trang phục của người mặc luôn có tính thẩm mỹ hoàn hảo và đẹp nhất.
- Khả năng ứng dụng vải knit trong ngành may mặc linh hoạt, đáp ứng gu thời trang của người dùng.
- Đây là loại vải dễ khô, chính vì thế chúng đã giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian giặt giũ cũng như phơi khô.

Nhược điểm của vải knit
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời trên, không chỉ vải knit mà bất kỳ một chất liệu vải nào cũng đều có những mặt hạn chế riêng.
- Vải knit dễ bị tuột vòng đan hơn so với chất liệu vải khác. Vì thế, bạn sẽ dễ dàng thấy được các trang phục được làm từ vải dệt kim đều có khoảng hở ở các vòng may sau một thời gian sử dụng.
- Phần mép vải dễ bị quăn, tuy nhiên đây không phải là nhược điểm quá lớn. Bạn chỉ cần là nhẹ bằng bàn ủi hay khi phơi quần áo chú ý giữ phẳng mép vải là được, chúng vẫn đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ của trang phục.
Ứng dụng của vải knit
Vải knit được ứng dụng vô cùng linh hoạt, không chỉ trong ngành thời trang mà trong không gian sống, nhất là thiết kế nội thất cũng có sự góp mặt của loại vải này.
Trong thời trang
Quần áo là mặt hàng thời trang phổ biến nhất ứng dụng phổ biến vải knit. Vải jerѕeу là một loại vải dệt kim đơn, chúng thường được dùng để sản xuất ra những chiếc đầm, áo phông hay áo khoác mềm mại, mượt mà.
Ngoài ra, vải dệt kim kép sẽ được ứng dụng để là áo khoác và quần. Đối với vải dệt kim interlock chúng sẽ là sự ưu tiên để cho ra những bộ trang phục buổi tối lộng lẫy, kiêu sa nhất hoặc những bộ đồ lót quyến rũ.

Trong thiết kế nội thất
Trong lĩnh vực nội thất, chắc chắn sản phẩm phổ biến nhất có ứng dụng vải knit chính là rèm cửa. Chúng có cấu trúc đan xen cùng độ rủ tốt, khả năng giữ nguyên vẹn hình dáng ban đầu dễ dàng nên loại vải này sẽ mang đến một không gian sống hoàn mỹ nhất.
Ngoài ra, một số loại nhất định còn có thể được sử dụng để làm chăn, khăn hay gối. Vì thế, đây là loại vải vô cùng hoàn hảo, chúng làm đa dạng hơn các sản phẩm thời trang cũng như nội thất trên thị trường.
Các loại vải knit hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải knit khác nhau cho bạn chọn lựa và sử dụng. Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng, tùy vào nhu cầu sử dụng mà chúng được ứng dụng sao cho phù hợp nhất.

Vải dệt kim Jersey
Vải dệt kim Jersey là loại vải có các đường thẳng đứng mà bạn dễ dàng nhìn thấy chúng ở mặt trước và các đường gân ngang ở mặt sau.
Các mũi đan được sử dụng thường xuyên, nhanh cùng chi phí thấp. Thậm chí, chúng có thể được thay đổi để sản xuất các loại vải có hoa văn lạ mắt.
Các đan len 2 màu dọc thường được sử dụng trong loại vải dệt kim Jersey này, các loại sợi hoặc các mũi khâu hai vòng có độ dài khác nhau được ứng dụng linh hoạt để tạo ra các loại vải như da cá, nhung,…

Vải knit đan móc
Vải knit đan móc có hai mặt gần như giống nhau hoàn toàn. Các mẫu và kiểu thiết kế quần áo đẹp được tạo ra với mũi đan móc, chúng thường được sử dụng để làm áo len và quần áo trẻ em.
Loại vải knit này được làm bằng cách đan các sợi đan xen kẽ và đan móc trên cùng một cột vòng. Vải không bị cong và bằng phẳng, thậm chí chúng có thể kéo dài theo hướng chiều dài của vải.

Vải knit đan chui
Vải knit đan chui có các mũi khâu được kéo vào cả hai mặt của vải, tạo ra các cột vòng ở mặt trước và mặt sau.
Đây là loại vải có độ đàn hồi tốt, chúng thường được sử dụng để tạo ra các đường gân mà bạn có thể tìm thấy ở cạnh dưới của áo len, cổ tay áo, hoặc đường viền cổ áo.
Loại vải được làm bằng cách đan sợi như đan xen kẽ và đan móc trên cùng một hàng vòng. Chúng có thể được thực hiện bằng cả máy dệt kim bằng và tròn hoặc máy dệt kim 2 giàn.

Vải knit đan interlock
Đây là một phiên bản của vải knit đan chui. Mặt trước và sau của kiểu đan này là như nhau. Loại vải này thường nặng và dày hơn các loại vải knit khác.
Nhờ sự đan xen của các đường khâu hạn chế việc bung vải và tạo ra các loại vải may mặc không bị rách hoặc gấp khúc.

Vải knit kép
Vải knit kép được làm từ các đường khâu interlock và các biến thể của nó. Loại sợi sử dụng để làm vải dệt kim kép là polyester và len.
Vải dệt kim kép là vải len dệt kim đan ngang được làm bằng 2 bộ kim, chúng có cấu trúc vải ổn định và nhỏ gọn tối đa.

Vải knit đan dọc
Loại vải này được làm trong loại máy dệt kim đặc biệt với các sợi từ thùng dệt. Vải knit đan dọc được dệt kim từ nhiều sợi với các vòng trong các cột vòng nằm liền kề nhau.
Mặt phải của vải có các vòng đan dọc hơi nghiêng, mặt sau của vải có các đường nổi ngang nên điểm mạnh của loại vải này chính là khó bị rách.

Vải knit nỉ
Vải knit nỉ là một loại vải dệt kim ngang, trong đó có một sợi bổ sung được chèn tại mỗi hàng vòng. Các sợi bổ sung sẽ không được đan mà chúng được giữ bởi các vòng trong mỗi hàng vòng của vải.
Sợi bổ sung cung cấp sự ổn định, mang đến sự thoải mái cho người mặc.Khi các sợi bổ sung tạo ra các đường lông nhung được cắt và chẻ, chúng được gọi là lông cừu.

Quy trình sản xuất vải knit
Nhập sợi
Trước tiên, muốn có một loại vải knit chất lượng nhất thì việc nhập sợi là giai đoạn vô cùng quan trọng. Sợi dệt kim cần đảm bảo có độ mảnh để những công đoạn phía sau được tiến hành dễ dàng, chuẩn xác.
Mắc sợi
Đây là giai đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và chuẩn xác cao trong quá trình sản xuất vải knit. Chúng được mắc thành sợi qua các hệ thống máy móc, việc này tốn khá nhiều thời gian nhưng sau khi hoàn thành, các giai đoạn sau đều được diễn ra dễ dàng.

Dệt kim
Giai đoạn này thường đã được ứng dụng hệ thống máy móc công nghệ cao vào hoạt động dưới sự điều hành của các kỹ thuật viên.
Máy dệt kim sẽ giữ vững vòng sợi cũ ở phía trong, khi đó vòng sợi mới được hình thành và ở bên trong các sợi cũ. Các vòng sợi được kết nối với nhau theo hệ thống ziczac để tạo thành vải knit.
Xếp sợi
Lúc này, các sợi sẽ được xếp đan lại với nhau theo quy trình đã cài đặt sẵn từ trước. Cuối cùng cho ra đúng thành phẩm vải knit mà bạn mong muốn.
Nhuộm, sấy và định hình vải
Sau khi toàn bộ quy trình trên hoàn thành, để tăng thêm sự đa dạng về màu sắc cho vải knit, người thợ đã đặc biệt thêm thắt các phụ liệu thuốc nhuộm vải để làm cho mỗi tấm vải knit được ấn tượng, lộng lẫy và đẹp nhất.
Kết thúc quá trình nhuộm, vải knit được mang đi sấy và định hình, từ đó cho ra một mẻ vải knit có kích thước đều và vô cùng tuyệt vời.
Bài viết đã chia sẻ đến bạn những thông tin về knitwear là gì và đặc điểm, quy trình cũng như phân loại của vải knit. Hy vọng những điều chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn.