Cái tên vải thô ngay từ đầu đã toát lên vẻ mộc mạc, giản dị. Đây là loại vải được hình thành từ quá trình dệt các chất liệu tự nhiên như sợi bông, gai. Vì vậy mà nhiều người cho rằng chất liệu vải này có vẻ đẹp trường tồn theo thời gian.
Người thợ dường như không pha trộn bất kỳ hóa chất nào trong quá trình dệt vải, vì vậy vải giữ được tính chất tự nhiên vốn có.
Loại vải này từ lâu đã luôn được chú trọng để may những bộ trang phục mang đậm bản sắc riêng của từng dân tộc và quốc gia. Nhưng qua thời gian, vải thô chiếm nhiều cảm tình của người dùng và được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực. Cùng Công ty May Balo HP tìm hiểu về vải thô nhé
Nội Dung
Vải thô là gì?
Vải thô tiếng anh là gì? Vải thô trong tiếng anh có tên gọi là Raw Cloth. Vải thô là loại vải được dệt từ sợi tự nhiên như bông, gai, là một trong những chất liệu phổ biến cho mùa hè với thời tiết oi bức. Vải thô còn là một trong những chất liệu cổ điển và đẹp nhất trên thế giới. Vì vậy, chúng được các tín đồ thời trang cũng như nhiều nhà thiết kế ưa chuộng và xem nó như một xu hướng mới của thời đại. Đây là loại vải xuất hiện từ lâu đời, là một trong những chất liệu vải cổ điển và rất phổ biến.

Ưu điểm
Vì được dệt từ các sợi tự nhiên nên vải thô có nhiều ưu điểm vượt trội so với nhiều loại vải khác trên thị trường.
Có độ bền cao
Nhiều người khi chưa hiểu về vải thô sẽ cho rằng đây là loại vải không bền, dễ bạc màu và nhanh rách. Tuy nhiên, đây chắc chắn là một suy nghĩ không đúng với đặc tính của vải thô. Một trong những điểm cộng lớn nhất của nó chính là có độ bền cao. Thậm chí nó còn bền hơn cả vải nỉ hay một số loại vải khác hiện nay.
Khả năng thấm hút mồ hôi tốt
Hầu hết các chất liệu vải được dệt từ các sợi nguyên liệu tự nhiên đều có khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt. Vải thô cũng như vậy, vì thế mà loại vải này được sử dụng phổ biến trong may mặc, đặc biệt là vào thời tiết mùa hè.
Với ưu điểm mỏng nhẹ, vải rất nhanh khô khi phơi dưới trời nắng. Nếu bạn là người thường xuyên bị đổ mồ hôi trong mùa hè nóng nực, mặc quần áo vải thô chính là giải pháp hiệu quả để giải quyết tình trạng này, giúp cơ thể luôn thông thoáng.
Thoáng mát, nhẹ nhàng, mềm mịn
Có thành phần chủ yếu là sợi bông, sợi gai nên có thể nói đây là loại vải này có độ nhẹ nhàng nhất định. Với độ dày vừa phải, vải thô mang lại cảm giác thoáng mát, thoải mái cho người mặc.
Bên cạnh đó, chất liệu vải tự nhiên khi được kết hợp với các sợi dệt như tơ tằm, lanh,…còn cực kỳ mịn màng. Mặc dù không bóng loáng hay mềm mịn như loại vải lụa hay các loại vải khác, nhưng bạn sẽ cảm thấy mịn màng, không hề thô ráp và không gây kích ứng da.
Khả năng nhuộm màu tốt
Ưu điểm này không phải loại vải nào cũng sở hữu. Với khả năng ăn màu cực tốt, vải thô được nhuộm với các màu sắc khác nhau, tạo sự tươi mới và phong phú về mẫu mã và màu sắc. Chúng được các nhà thiết kế dùng để may trang phục với nhiều phong cách khác nhau từ cổ điển đến hiện đại, lãng mạn đến cá tính,…phù hợp với nhiều độ tuổi.
An toàn cho người sử dụng
An toàn luôn là tiêu chí hàng đầu trong mỗi giai đoạn sản xuất. Người tiêu dùng yêu thích cái đẹp nhưng không có nghĩa là nó che mờ sự an toàn. Đặc biệt, đây là điều luôn cần được đảm bảo đầu tiền khi dùng cho trẻ nhỏ.
Với vải thô, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Với những chất liệu tự nhiên, không sử dụng quá nhiều hóa chất trong chế biến, loại vải này đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng.
Đây chính là một trong các lý do mà các mẫu áo vải thô đẹp thường được sử dụng nhiều cho trẻ nhỏ. Điều này tránh gây dị ứng da cũng như nổi mẩn đỏ không mong muốn.
Giá thành phải chăng
Quá trình dệt vải thô cũng khá đơn giản và nhanh chóng và có thể sản xuất hàng loạt. Vậy nên chúng có mức giá dễ chịu hơn so với nhiều loại vải khác.
Nhược điểm
Tất cả các loại vải đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của chúng. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì vải thô cũng còn một số hạn chế mà chúng ta có thể khắc phục tùy vào nhu cầu sử dụng.
Độ cứng và thô
Chính cái tên vải thô đã phần nào nói lên chất liệu của nó, thô sơ và mộc mạc. Chúng không được mềm mịn, bóng bẩy hay lung linh như một số loại vải khác.
Vì vậy, nó thường không được sử dụng cho những tác phẩm đòi hỏi tính lịch sự và quý phái. Sự thô ráp ấy cũng làm cho vải không được dùng để may những bộ trang phục sexy và quyến rũ.
Vải thô giữ một độ cứng nhất định, đây cũng là nhược điểm của vải. Trước đây, vì độ cứng của vải mà nó chỉ được sử dụng để làm ra những bộ trang phục cổ điển đơn giản.
Theo thời gian, nhằm khắc phục điều này, những nhà sản xuất đã nghiên cứu và kết hợp sợi vải thô cùng với các loại sợi khác để tăng độ mềm mại và dễ chịu, ứng dụng được trong rất nhiều lĩnh vực.
Độ dày
Nếu nói đến vải thô nguyên bản thì nhược điểm mà chúng tôi muốn kể đến đó là độ dày của vải. Sở dĩ chất liệu vải còn khá dày vì chưa được xử lý và kết hợp với các chất liệu sợi vải khác.
Theo đó, ứng dụng của loại vải này trong việc may mặc cũng sẽ bị hạn chế trong các loại trang phục yêu cầu khả năng chịu đựng tác động cao của môi trường bên ngoài.
Dễ nhăn
Nhược điểm khiến vải thô trở nên kém sang hơn so với một số loại vải khác là dễ bị nhăn.
Tuy nhiên, đây là vấn đề không khó để khắc phục và bạn hoàn toàn có thể sử dụng nếu muốn. Chỉ cần bạn là qua nó trước khi sử dụng, mọi đồ dùng từ loại vải này lại trở nên trơn phẳng và đẹp như mới.
Phân loại các loại vải thô
Đa số các loại vải được tạo nên đều có sự kết hợp, vải thô cũng vậy. Những sự kết hợp đó cho ra nhiều sản phẩm chất liệu vải với các tên gọi khác nhau. Vậy loại vải này được phân loại như thế nào?
Vải thô mộc
Đúng như tên gọi, vải thô mộc khá thô và cứng vì là nguyên bản, không pha. Do đó, chúng thường không được ứng dụng nhiều lắm trong việc sản xuất quần áo.
Tuy nhiên, cũng nhờ chính nhược này mà thô mộc lại được ưa chuộng ứng dụng nhiều trong sản xuất đồ trang trí, đồ nội thất hay phụ kiện,…Nhiều sản phẩm có thể kể tới của loại vải này như là: túi xách, bọc ghế sofa, thảm trải sàn, rèm cửa, cúc áo,…



Vải thô lụa
Với loại vải này là sự kết hợp của chất liệu vải thô cùng với các sợi dệt mềm, mỏng như lụa. Vì vậy mà chúng có độ mềm mại cao, khi sờ vào cảm thấy mát tay như sờ vải lanh mà bề mặt vải lại mịn màng hơn hẳn. Thô lụa còn có khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt. Vải này cũng không bị nhăn hay nhàu nát ngay cả khi vò mạnh chúng.
Vải thô lụa được sử dụng rộng rãi trong may mặc với đa dạng sản phẩm và mang lại giá trị thẩm mỹ hơn cho người dùng, giúp khách hàng dễ dàng trong việc lựa chọn. Chúng chủ yếu được dùng để làm áo công sở, áo sơ mi nam, đồ ngủ, áo 2 dây vải thô,…Vì loại vải này làm tỏa nên nét dịu dàng, thanh lịch và tinh tế khi mặc đi chơi hoặc đi làm.


Vải thô cotton
Vải thô cotton được xem là một trong những loại vải thô đem lại cảm giác dễ chịu nhất khi sử dụng. Với thành phần hoàn toàn 100% cotton, chúng tạo nên độ mịn màng cao và thấm hút cực tốt.
Vì những lý do đó mà loại vải này thường được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực may mặc cũng như sản xuất đồ nội thất như bọc ghế, bàn ghế sofa, nệm,…


Vải thô mềm
Chất liệu vải này không giống như loại thô mộc, chúng mềm mịn và tạo cảm giác êm ái hơn nhiều. Không những thế, khả năng chống thấm nước và chống nhăn của nó cũng tốt hơn hẳn so với loại vải thô nguyên bản.
Chính vì thể, vải thô mềm được ưa chuộng bởi chúng giảm thiểu tối đa các nhược điểm mà một số vải khác mắc phải. Nếu bạn yêu thích sự mềm mại thì loại vải này là sự lựa chọn vô cùng đúng đắn.


Vải thô đũi
Có thành phần là sợi đũi khá cao, nên vải thô đũi không quá khác so với vải đũi. Kết cấu vải có nhiều khoảng hở nên chúng khá nhẹ nhàng và thoáng mát. Đặc biệt, vải có khả năng hút mồ hôi cực tốt nên đem lại sự thoải mái khi sử dụng.
Với các ưu điểm thấm mồ hôi, mát, dễ mặc, chất liệu thô đũi được thiết kế thành nhiều sản phẩm chân váy, váy liền, quần baggy, áo sơ mi,…


Vải thô Hàn Quốc
Phong cách Hàn Quốc rất được ưa chuộng tại Việt Nam, vì vậy vải thô Hàn Quốc cũng không ngoại lệ. Nói về chất liệu, chúng cũng không có nhiều ưu điểm nổi trội hơn vải thô Việt Nam.
Tuy nhiên, xét về hình thức và mẫu mã, chúng lại khá chiếm được thiện cảm của chị em phụ nữ. Vì vậy mà loại vải này thường được sử dụng để sản xuất phụ kiện và quần áo thời trang hoặc các đồ nội thất như giường nệm, sofa,…


Ứng dụng của vải thô
Với rất nhiều ưu điểm vượt trội, các loại vải thô được ứng dụng nhiều trong cuộc sống của chúng ta.
Áo vải thô
Sử dụng vải thô để may áo sơ mi, áo công sở là lựa chọn chính xác của các nhà thiết kế. Bởi các sản phẩm áo vải thô sẽ lên form chuẩn, chắc chắn nhưng vẫn giữ được độ mềm mại nhất định.


Quần vải thô
Vải thô cũng giữ được quần rất tốt nên chúng rất thích hợp để sản xuất trang phục. Đặc biệt, chúng được sử dụng nhiều hơn để thiết kế quần vải thô nam.


Pijama vải thô
Vải thô lụa thường được các nhà sản xuất sử dụng nhiều hơn cả để may pijama. Vì chất liệu này thoáng mát, mềm mại, tạo cảm giác thư thái và thoải mái nhất khi mặc đồ ở nhà, khi đi ngủ.


Yếm vải thô
Yếm vải thô đũi là sự lựa chọn tuyệt vời đem đến cho các bé sự khỏe khoắn và năng động cho ngày dài đi học, đi chơi.


Tủ vải thông minh
Vải thô dùng để sản xuất các loại tủ đựng đồ thông minh như tủ đựng quần áo, tủ đựng giày dép,…Chúng đang được nhiều người ưu chuộng bởi sự lạ mắt, đặc biệt là giới trẻ đón nhận rất tốt.


Áo chống nắng vải thô 2 lớp
Áo chống nắng vải thô đang thịnh hành trên thị trường và được các chị em nhiệt tình ủng hộ. Với chất liệu dày chống nắng tốt nhưng rất thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt giữa mùa hè oi bức thì đây là một giải pháp hoàn hảo.


Vải thô may rèm
Vải thô được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất đồ nội thất, trong đó có rèm cửa. Rèm vải thô rất dày dặn nên có khả năng cản nắng 100% và cách nhiệt lên tới 80%. Bạn có thể lựa chọn màu hoặc in hình theo sở thích. Vì vậy, nếu nhà bạn đang dùng loại rèm cửa này thì không cần lo về cái nắng chói chang mùa hè nữa.


Váy vải thô
Với kiểu dáng cực bắt mắt, váy vải thô tạo cho các cô nàng vẻ ngoài tiểu thư nhưng lại có chút gì đó ngẫu hứng. Chúng gợi cho người nhìn về một cô gái cổ điển, hiền lành và cũng mang theo một chút cá tính, hiện đại.


Một số câu hỏi thường gặp
Nếu đã quan tâm đến vải thô thì hẳn các bạn đều có chung những thắc mắc sau đây:
Vải thô có nhăn không ?
100% loại vải dệt từ các sợi tự nhiên đều dễ bị nhăn khi giặt hoặc bảo quản không đúng cách. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn chấp nhận được vì loại vải này rất dễ là phẳng. Vì vậy, bạn có thể thỏa thích mua sắm đồ dùng hay quần áo vải thô mà không sợ bị nhăn.
Vải thô có co giãn không ?
Được tạo thành từ sợi bông và sợi gai cùng với đó quá trình dệt không có sự pha lẫn loại sợi nhân tạo nên vải thô có độ co giãn tốt. Điều này mang lại cảm giác dễ chịu khi sử dụng và tự tin bơi lội trong bộ trang phục.
Vải thô có mát không ?
Tuy bề mặt vải có vẻ hơi thô nhưng vì được dệt bởi các sợi tự nhiên, vải được đánh giá là có độ thoáng mát cao. Bạn bạn nữ sử dụng những bộ trang phục vải thô hoa hay vải thô lụa hàn quốc,…đều là những sự lựa chọn lý tưởng trong mùa hè. Chúng vừa mang lại nét đẹp nữ tính, cổ điển vừa tạo cảm giác mát mẻ và dễ chịu khi mặc.
Vải thô có nóng không ?
Vải thô có khả năng chống tia UV gay gắt từ ánh nắng mặt trời. Mỗi loại vải sẽ có độ dày khác nhau, nhưng nhìn chung đều thoáng mát và mức độ tỏa nhiệt tốt. Bạn sẽ không cảm thấy nóng nực và có thể tự tin diện những bộ quần áo vải thô vào thời tiết khắc nghiệt như mùa hè.
Vải bố là gì ? Tổng quan về chất liệu vải bố chi tiết
Vải tuyết mưa là gì ? Các ứng dụng về chất liệu vải tuyết mưa
Vải thô là gì ? Tổng quan về các loại vải thô hoa
Chất liệu giả da simili – Da simili là gì ? Cách nhận biết và ứng dụng
Vải Polyester là gì ? Ứng dụng và đặc điểm, ưu nhược điểm
Vải nỉ là gì ? Phân loại vải nỉ, ứng dụng trong may mặc
Vải không dệt là gì ? Ứng dụng của vải không dệt
Vải dù là gì ? Ưu điểm, ứng dụng của vải dù chống thấm
Vải cotton là gì ? Phân loại, ưu nhược và đặc điểm của vải cotton
Vậy vải thô là vải gì? Chúng có đặc điểm như thế nào và ứng dụng của chúng trong cuộc sống? Chắc chắn bài viết này đã giúp bạn có được thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về loại vải này rồi đấy.